,

Hoạt Chất Ngừa Ung Thư Từ Cây Thông Đỏ


Năm người sinh viên của Học viện Quân y đã nghiên cứu thành công quy trình tạo callus (dòng tế bào ban đầu) từ cây thông đỏ, đây là tiền đề để chiết xuất các hoạt chất ngừa ung thư. Nghiên cứu này vừa được Hội đồng khoa học Học viện Quân y đánh giá cao và trao giải Nhì Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2009 vào ngày 26/7 vừa qua.




Nhận diện thuốc quý


Gần 1 năm nay, cứ vào cuối giờ học và hầu hết thời gian ngày thứ 7, chủ nhật, năm sinh viên: Phạm Văn Hiển, Đỗ Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thị Vân Anh, Võ Quang Hợp và Nguyễn Thị thùy Linh (lớp D11, D12, Học viện Quân y) lại “cắm chốt” tại Trung tâm nghiên cứu ứng dụng sinh - y - dược học để nghiên cứu quy trình tạo dòng tế bào ban đầu từ cây thông đỏ ở Việt Nam.

Qua nghiên cứu tài liệu và đọc sách, 5 sinh viên này nhận thấy những giá trị to lớn mà cây thông đỏ đem lại. Trong dân gian, lá thông đỏ được dùng để trị hen suyễn, viêm phế quản, nấc, bệnh tiêu hoá; cành và vỏ dùng trị bệnh giun đũa; nước sắc của thân cây thông đỏ non dùng trị bệnh đau đầu...

Đặc biệt, trong vỏ và lá cây thông đỏ, chứa chất paclitaxel với hàm lượng khoảng 0,045-0,13%, có tác dụng diệt một số loại tế bào ung thư. Thông thường 1 kg lá thông đỏ chiết xuất được 20 mg paclitaxel. Giá mỗi mg paclitaxel trên thị trường khoảng 4,87 USD.

Cây thông đỏ có tên khoa học là Taxus wallichiana thuộc họ Thanh Tùng - Taxaceae, là loài cây bụi hay cây thân gỗ nhỏ nhiều cành, phân bố tại các hẻm núi các huyện Đức Trọng, Đơn Dương, Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng) và TP. Đà Lạt, ở độ cao từ 1.300-1.700m. Cây thông đỏ được coi là loại được liệu quý, lá và vỏ cây có thể điều chế các hoạt chất để chữa trị ung thư.

Tuy nhiên việc chiết xuất paclitaxel từ lá thông đỏ không hề dễ dàng. Còn để có thể tạo ra một liều thuốc trị bệnh ung thư từ vỏ cây, người ta phải "hy sinh" khoảng 6 cây thông đỏ trưởng thành, trong khi số lượng cây  thông đỏ lại không hề dồi dào”, Phạm Văn Hiển, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.Thế nên để khắc phục tình trạng này, nhiều nước trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu và áp dụng công nghệ sinh khối tế bào thực vật để sản xuất paclitaxel quy mô công nghiệp. Đây chính là kỹ thuật nuôi cấy, duy trì, tạo khối lượng lớn tế bào thực vật trong môi trường dinh dưỡng phù hợp.



Nhân giống thông đỏ trong phòng thí nghiệm

Từ mẫu cây thông đỏ thu thập ở Đà Lạt, nhóm sinh viên đã tiến hành tách các mô từ ngọn, cành thông đỏ, sát khuẩn mẫu cấy, nuôi cấy trong điều kiện vô khuẩn. Theo trưởng nhóm Phạm Văn Hiển, cả nhóm phải nghiên cứu để tìm được môi trường nuôi cấy phù hợp, đảm bảo cho tế bào có thể phát triển tốt nhất mà không bị biệt hoá thành các cơ quan khác.

Thạc sĩ Vũ Bình Dương, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu sản xuất thuốc, cho biết nuôi cấy, tạo callus là tạo được dòng callus với số lượng, khối lượng, chất lượng và hình thái tốt nhất để chuẩn bị cho giai đoạn nuôi cấy trên môi trường lỏng sản xuất hoạt chất paclitaxel. “Giống như trồng cây, muốn cây ra hoa kết trái được thì trước hết phải có nguồn giống tốt cộng với kỹ thuật gieo trồng, chăm bón cây giống, tôi đánh giá cao sự say mê, tìm tòi của các bạn trẻ khi đã thực hiện được công việc khó khăn này, thạc sĩ Dương nói.

Theo Đất Việt

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Tinh Dầu Thông Đỏ © 2012 | Designed by https://tinhdau-thongdo.blogspot.com/

Mỹ Phẩm Trị Mụn , My Pham Tri Mun, ThuonThuốc trị viêm xoang