Ăn Giá Đỗ Có Tác Dụng Gì

Giá đỗ (hay còn gọi là giá, giá đậu, củ giá hoặc quả giá) là hạt đậu nảy mầm, dài chừng 3 đến 7 cm. Đây là một loại thực phẩm, một loại rau. Giá đỗ thường được ủ cho nảy mầm từ hạt đậu xanh. Cũng có giá đỗ từ đậu tương, hoặc đậu Hà Lan được đánh giá là bổ hơn. Theo một nghiên cứu, trong 100g giá đỗ xanh có 5,5g protid, 5,3 glucid, 38g Ca, 91mg P, 1,4mg Fe, 0,2mg vitamin B1, 0,13mg vitamin B2, 0,75mg vitamin PP, 0,09mg vitamin B6, 10mg vitamin C, giàu vitamin E với hàm lượng 15-25mg và cung cấp 44 calo. Vì thế, chúng được coi là rau sạch có lợi cho sức khỏe và đặc biệt giúp kéo dài tuổi thọ.

Giá đỗ xanh có vị ngọt, nhạt, hăng, hơi tanh, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, chỉ khát, tiêu thực. Dược liệu thường được dùng dưới dạng tươi sống hoặc muối chua. Hàng ngày nếu ăn nhiều giá sống sẽ rất tốt cho sức khỏe, giúp phụ nữ tránh sảy thai khi mang thai. Lượng vitamin E trong giá rất cần thiết cho cơ thể, trong trường hợp thiểu năng sinh dục và khó sinh đẻ.

Phụ nữ có thai, huyết áp cao, dùng giá đậu tương đun kỹ lấy nước uống nóng. Ngày uống hai lần bệnh sẽ giảm hẳn.

Chữa bệnh da khô, nếp nhăn, đồi mồi, lấy 500 gram giá đậu tương khô, rang, tán nhỏ mịn, trộn rượu trắng. Uống 3 gram mỗi lần, ngày ba lần, liên tục ba tháng, da mặt sẽ tươi sáng và đẹp hơn.

an gia do co tac dung gi


Phụ nữ ít sữa sau khi sinh ăn giá sống cũng làm tăng tiết sữa. Ăn nhiều giá còn bảo vệ được tế bào của cơ thể ngăn ngừa quá trình lão hóa, kéo dài tuổi thọ. Khi bị ho có đờm, khô cổ, khản tiếng, háo khát, lấy giá sống trộn với ít muối, ép lấy nước, ngậm làm nhiều lần trong ngày. Để chữa ngộ độc thức ăn và kim loại, chứng bí đái, say rượu, uống nước ép giá sống pha thêm đường.

Dưa giá ăn đều hằng ngày chữa bụng đầy tức, ọc ạch, đi ngoài phân sống (vì trong men giá có nhiều lactic, một tác nhân thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn). Khi bị say rượu, uống ngay một cốc nước ép dưa giá sẽ có tác dụng tỉnh rượu nhanh hơn nước ép giá sống.

Theo tài liệu nước ngoài, ăn giá đỗ xanh hàng ngày có khả năng làm da mặt bớt khô, chống nếp nhăn. Vitamin E trong giá có tác dụng hấp thụ tia tử ngoại chống lão suy, tẩy sạch các chấm đen trên da mặt.

Gần đây các nhà nghiên cứu cho thấy phụ nữ Nhật Bản và Trung Quốc ít bị ung thư vú do ăn nhiều giá đỗ xanh. Ngoài ra, giá đỗ xanh còn giúp phụ nữ giảm nhẹ các thay đổi khó chịu ở thời kỳ mãn kinh.

Tuy giá đỗ rất bổ, nhưng cần rửa kỹ giá đỗ trước khi sử dụng. Joy Larkom khuyên mọi người không nên ăn quá 550g giá sống mỗi ngày, do có thể có cả chất độc trong giá sống (‘Salads For Small Gardens’, Hamlyn 1995). Gan lợn xào giá là món khoái khẩu của không ít người, nhưng thực ra không nên kết hợp chúng với nhau. Nếu xào lẫn hoặc ăn hai thứ cùng lúc, chất đồng trong gan sẽ khiến vitamin C trong giá bị ôxy hóa, gây mất chất bổ
(Theo ANTD)

Nhiều Thực Phẩm Chức Năng Quảng Cáo Quá Lố

Theo tiến sĩ Trần Quang Trung, Cục trưởng An toàn thực phẩm nhấn mạnh: Thực phẩm chức năng không thể thay thuốc để chữa bệnh và cho biết thực phẩm chức năng chỉ hỗ trợ, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh. Bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học.

Thực phẩm chức năng xuất hiện khoảng 12 năm trước và chủ yếu là hàng nhập khẩu), sau này sản xuất trong nước dần phát triển và hiện chiếm khoảng 60% thị trường. Việc hiểu chưa đúng, sản xuất không đúng, tiêu dùng không đúng đã dẫn có nơi "thần thánh hoá", có nơi lại tẩy chay thực phẩm chức năng. Cả hai suy nghĩ này đều là những quan niệm sai.

thuc pham chuc nang


Bên cạnh những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng làm ăn chính đáng vẫn còn không ít tổ chức, cá nhân lợi dụng kẽ hở pháp luật, sự thiếu hiểu biết của người tiêu dùng và sự cả tin của họ vào những lời quảng cáo "có cánh". Đặc biệt là đánh vào tâm lý người bệnh để bán hàng với giá cao, gây thiệt hại về kinh tế, sức khỏe cho người tiêu dùng.

Liên quan đến vấn đề này, ông Hùng dẫn chứng về vụ việc hàng trăm thùng thực phẩm chức năng ghi xuất xứ từ Mỹ nhưng thực tế lại sản xuất ở Hải Dương, vụ hơn 3.780 lọ dạng viên nang xuất xứ Trung Quốc nhưng sau khi nhập về lại dán nhãn sản xuất tại Mỹ. Hay việc nhiều mặt hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn được bày bán công khai.
Quảng cáo quá sự thật và sai nội dung đăng ký đã kiểm duyệt là tình trạng mà Cục An toàn thực phẩm vừa phát hiện sau khi kiểm tra gần 100 cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng trên cả nước.
Theo VNExpress




Thần Dược Thực Phẩm Chức Năng Có Nên Tin

Trước những thông tin trên, nhiều người tiêu dùng tỏ ra hoang mang vì lâu nay họ vẫn coi thực phẩm chức năng như “thần dược” giúp cải thiện sức khoẻ, sắc đẹp, vóc dáng, thậm chí có khả năng khắc chế đối với các bệnh nan y từ ung thư, tai biến cho tới viêm gan...

Không ít người còn quan niệm thực phẩm chức năng vô hại, “không bổ âm thì cũng bổ dương”, bởi họ cho rằng thực phẩm chức năng vừa là thuốc chữa bệnh vừa là thuốc bổ nên thường dùng qua lời giới thiệu của người thân, bạn bè mà không cần bác sỹ chỉ định, kê đơn. Nhiều loại thực phẩm chức năng khi phát hiện chứa hoạt chất cấm, không đảm bảo chỉ tiêu vi sinh, hoá lý, khi được cơ quan chức năng ra quyết định thu hồi thì... đã tiêu thụ tràn lan.

Sau khi tìm hiểu thông tin trên mạng, chị Cao Quỳnh Loan, ở quận Long Biên đã không ngần ngại bỏ ra gần 5 triệu đồng mua 5 hộp vi cá mập được người bán quảng cáo là thực phẩm chức năng nhập khẩu từ Mỹ cho mình và người thân để mong duy trì sự tươi trẻ cho sắc đẹp và làn da. Tuy nhiên, sau khi uống hết một hộp gồm 100 viên, hàm lượng 1000mg/viên/ngày, chị Loan không những không thấy làn da cải thiện mà trên người còn xuất hiện nhiều nốt đỏ như nổi mề đay. Khi gọi điện đến số điện thoại của người bán hàng để được tư vấn, chị Loan được họ trả lời, có thể vì không hợp thuốc hoặc do ăn phải thức ăn “phản ứng” với thành phần của thuốc nên chị Loan mới có hiện tượng như vậy. Tuy nhiên, sau khi đem loại thực phẩm chức năng này đến hỏi bác sỹ, chị Loan mới biết đây chỉ là loại thuốc hỗ trợ sau điều trị, không có tác dụng như quảng cáo.

Trước những thông tin quảng cáo “nổ” tung trời của nhiều loại thực phẩm chức năng, khiến không ít người tiêu dùng như chị Loan bị lừa, thậm chí “tiền mất, tật mang”. Theo bác sỹ Trần Thị Thu Hà - Bệnh viện Bạch Mai, khá nhiều trường hợp bệnh nhân bị ung thư dù được phát hiện bệnh sớm nhưng lại không vào bệnh viện điều trị ngay mà lao vào sử dụng thực phẩm chức năng với hy vọng các loại thực phẩm chức năng này có thể loại trừ, ngăn chặn được sự phát triển của khối u. Thậm chí, có người bệnh đang điều trị bệnh bằng thuốc tại bệnh viện nhưng khi nghe những quảng cáo “có cánh” đã bỏ thuốc quay sang dùng cao meo den điều trị.

Tại Trung tâm dị ứng miễn dịch lâm sàng - Bệnh viện Bạch Mai thường xuyên phải tiếp nhận điều trị bệnh nhân bị dị ứng thực phẩm chức năng do sử dụng tràn lan, thiếu sự chỉ dẫn cần thiết của thầy thuốc. Trong khi đó, nhiều loại thực phẩm chức năng vẫn được quảng cáo gian dối, sai sự thật đang là một thách thức với các cơ quan chức năng...(Theo ANTĐ)

Thực Phẩm Chức Năng Là Gì

Thực phẩm chức năng được người Nhật sử dụng đầu tiên trong những năm 1980 để chỉ những thực phẩm chế biến có chứa những thành phần tuy không có giá trị dinh dưỡng nhưng giúp nâng cao sức khoẻ cho người sử dụng. Theo Viện Khoa học và Đời sống quốc tế (International Life Science Institute - ILSI) thì "thực phẩm chức năng là thực phẩm có lợi cho một hay nhiều hoạt động của cơ thể như cải thiện tình trạng sức khoẻ và làm giảm nguy cơ mắc bệnh hơn là so với giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại". Theo IFIC, thực phẩm chức năng là những thực phẩm hay thành phần của chế độ ăn có thể đem lại lợi ích cho sức khoẻ nhiều hơn giá trị dinh dưỡng cơ bản.

Thực phẩm chức năng có thể là sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hoặc là thực phẩm trong quá trình chế biến được bổ sung thêm các chất "chức năng". Cũng như thực phẩm thuốc, thực phẩm chức năng nằm ở nơi giao thoa giữa thực phẩm và thuốc và người ta cũng gọi thực phẩm chức năng là thực phẩm - thuốc.

Sở dĩ thực phẩm chức năng có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh và phòng ngừa bệnh vì nó có khả năng phục hồi tất cả các cấu trúc tế bào trong cơ thể đang bị tổn thương.

Thực phẩm chức năng là gì

Các loại thực phẩm chức năng:

- Nhóm bổ sung vitamin và khoáng chất
- Nhóm bổ sung chất xơ
- Thực phẩm giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường tiêu hóa
- Bổ sung các chất dinh dưỡng đặc biệt khác
- Thực phẩm loại bỏ bớt một số thành phần
- Các thực phẩm cho nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt

Để chọn lựa đúng những thực phẩm cần thiết, người tiêu dùng nên đọc kỹ cả phần đối tượng sử dụng, liều dùng, công dụng, các lưu ý đặc biệt xem có phù hợp với mục đích sử dụng. Đừng quên xem tên, địa chỉ của nhà sản xuất để tránh hàng giả, hàng nhái.

Rau Ngót

Trong lá rau ngót chứa ít nhất 7 hợp chất có thể kích thích sự tổng hợp của các hormone steroid như progesterone, estradiol, testosterone, glucocorticoid… Đây là các hợp chất giúp làm tăng chất lượng và số lượng tinh trùng, bao gồm cả khơi dậy tiềm năng và khả năng tình dục.

Cùng với những hợp chất trên thì rau ngót còn rất giàu vitamin C. Nguồn vitamin C trong lá rau ngót thậm chí cao hơn nhiều so với cam hoặc ổi. Và vitamin C đã được chứng minh là có tác dụng tăng cường sự lưu thông máu đến cơ quan sinh dục, giúp kích thích ham muốn cho "chuyện ấy".

cao meo den 
Với những lợi ích như trên, có thể thấy rau ngót - loại rau rất dễ trồng ở Việt Nam là bài thuốc quý mà mỗi gia đình nên thường xuyên sử dụng trong chế độ ăn uống hàng ngày, nhất là đối với những người đang có dấu hiệu suy giảm chức năng tình dục như người già. Một bát canh rau ngót với thịt heo nạc, giò sống trứng, tôm, cá đồng… không chỉ giúp bữa ăn thêm ngon miệng mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Theo kết quả nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học Mỹ mới đây thì những người đàn ông thường xuyên bổ sung vitamin C trong chế độ ăn uống hàng ngày, có thể giúp tăng cường chức năng của các cơ quan sinh sản. Các nhà nghiên cứu cho biết, vitamin C có tác dụng thúc đẩy cơ thể tăng mức sản xuất collagen - một thành phần thiết yếu trong việc tăng cường sức khỏe của các cơ quan sinh sản ở nam giới. Bên cạnh đó, vitamin C còn giúp tăng cường quá trình lưu thông máu trong cơ thể và duy trì sức khỏe hệ tim mạch, những yếu tố tuyệt vời giúp các ông thể hiện bản lĩnh mạnh mẽ hơn khi "lâm trận". Cao ngựa bạch


Sữa Đậu Nành Chống Lão Hóa

Hạt đậu nành có đủ 8 loại axít amin thiết yếu và hàm lượng đạm thực vật cao, vốn được xem là những dưỡng chất cần thiết cho việc bồi bổ sức khỏe cũng như giữ gìn vóc dáng.

Đặc biệt, cùng với vitamin E có tác dụng chống lão hóa da, hoạt chất phytoeostrogen trong đậu nành được xem như biện pháp nội tiết thay thế, làm giảm các khó chịu của phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh, khiến chị em khỏe mạnh, tươi tắn. Ngoài ra, đậu nành còn chứa hoạt chất isoflavone giúp chuyển hóa chất béo và ngăn ngừa tình trạng tích tụ mỡ ở vùng bụng.

Nghiên cứu gần đây cho thấy, hoạt chất zoflavo - một chất chống ôxy hóa trong đậu nành, cũng có khả năng giúp phụ nữ trẻ lâu và tăng cường trí nhớ.

Với những công dụng làm đẹp hiệu quả như thế, ngay từ xưa, các ngự y đã dùng đậu nành để chế biến nhiều món ăn bổ dưỡng và làm đẹp cho các hoàng hậu và cung phi. Hiện nay, rất nhiều spa uy tín cũng chọn đậu nành làm nguyên liệu trong các liệu pháp làm đẹp của mình. Điển hình là dùng đậu nành để chế ra các kiểu mặt nạ làm đẹp da, giúp cải thiện tuần hoàn máu và trao đổi chất, kích thích sự tái tạo của tế bào da.

cao meo den



Dùng sữa đậu nành an toàn

Theo các chuyên gia, sữa đậu nành không chỉ thơm ngon mà còn rất giàu vitamin nhóm B, E, các khoáng chất Ca, Fe, Mg, K và Na, rất tốt cho phụ nữ.

Tuy nhiên, việc dùng đậu nành cũng như sữa đậu nành cần thận trọng. Theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia dinh dưỡng, chúng ta nên chọn dùng các sản phẩm sữa đậu nành hộp giấy được sản xuất theo công nghệ tiệt trùng UHT của các thương hiệu lớn như Vinasoy, Vinamilk, Tribeco, Tân Hiệp Phát…, vừa đảm bảo chất lượng lại an toàn vệ sinh.

Mẹo Giải Độc Bằng Rau Củ

- Ăn nhiều chất xơ (có trong gạo lứt, hoa quả, rau xanh các loại, đặc biệt là củ cải, Atiso, cải cắp, súp lơ xanh, tảo xoắn, tảo biển…). Đặc biệt là táo xanh có thể khử độc tự nhiên.

- Uống 2 lít nước/ngày. Uống vitamin C giúp cơ thể sản sinh ra chất loại bỏ độc tố. Thải độc cho gan có các loại thảo dược như rễ cây bồ công anh, cây ngưu bàng, cây kế…

- Tắm hơi giúp cơ thể loại bỏ chất độc qua mồ hôi. Thường xuyên massage, tập thể dục, yoga, khí công 1giờ/ngày rất tốt để thải độc.

cao meo den


Theo BS Hoàng Xuân Đại, (nguyên bác sỹ BV 103), hãy luôn lắng nghe cơ thể để phát hiện các biểu hiện lạ mà điều chỉnh sức khỏe kịp thời. Những dấu hiệu cơ thể cần thải độc gồm:

- Hôi miệng. Do vi khuẩn, mảnh vụn thức ăn bám trong miệng, vệ sinh răng miệng kém, cặn bã - vi khuẩn đọng ở nếp gấp đường ruột, khoang miệng... gây nên. Trường hợp này nên dùng miếng cạo lưỡi để tống bớt vi khuẩn và nấm men bám trên lưỡi. Nên uống nhiều nước và dùng một số loại thảo mộc như: Rau mùi tây, thì là, đinh hương để khử mùi hôi.

- Phản ứng mạnh với mùi nước hoa, khói: Khi gặp những mùi này bạn có cảm giác đau đầu, buồn nôn. Nguyên nhân là do cơ thể quá tải chất độc sẽ làm mũi nhạy cảm hơn và gan loại bỏ độc tố không hiệu quả. Có thể dùng trà thảo mộc các loại như cây kế sữa, bồ công anh... để ngăn sự xâm nhập của chất độc và phát triển, phục hồi lại chức năng gan.

- Táo bón. Nếu đã bị táo bón, cố gắng uống nhiều nước (trà thảo dược giải độc càng tốt), ăn nhiều rau xanh, chuối, tập thể dục… để giải độc. Luyện để hàng ngày “đại tiện” đều và các loại độc tố không hấp thu lại vào máu, ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Uống nhiều nước cam, chanh. Nước chanh, cam rất tốt để giải trừ độc tố trong cơ thể. Một ly nước chanh, cam buổi sáng sẽ giúp làm sạch và kiềm hóa cơ thể.

- Táo, củ cải cần tây, hành tây, tỏi, gừng, cà rốt... Thời điểm thu sang đông này, những củ quả trên có tác dụng giải độc rất tốt cho cơ thể. Những loại củ quả và gia vị này có khả năng chống bức xạ tự nhiên vào thức ăn, đặc biệt là tỏi vì trong tỏi có chất Selenium chống ôxy hóa, ức chế được quá trình tổng hợp chất Nitrosamine, ngăn chặn sự hình thành ung thư đường tiêu hóa.

- Rau lang ngăn ngừa táo bón. Rau cải cúc giàu vitamin A - tốt cho gan và giúp cơ thể tiêu độc.

- Nho có chứa chất chống ôxy hóa mạnh như axit tannic và citric ngừa sự hình thành các vết thâm, nám trên da, giúp bảo vệ thị lực. Cao mèo đen

- Tảo bẹ có chất Apoptosis, có thể ức chế miễn dịch, ngăn ngừa, chống bức xạ, đột biến và ôxy hóa.

- Sữa có nhiều protein, uống sữa đều vào buổi sáng và tối giúp cơ thể ngăn chặn hấp thu chì, thúc đẩy bài tiết chì ra ngoài.

Ngoài ra, hàng ngày bạn nên tập thể dục như đi bộ, chạy bộ, đạp xe… để cải thiện hệ thống tiêu hóa. Massage có thể giải độc cơ thể khá hữu hiệu, vì nó giúp cải thiện lưu thông máu.

Thực phẩm nào nhiễm độc?

Có rất nhiều loại thực phẩm có công dụng rất tốt nhưng lại luôn tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc cho cơ thể. Chẳng hạn:

- Cà chua. Vì cà chua vỏ rất mỏng, dễ bị giập nát, vi khuẩn xâm nhập, dễ nhiễm khuẩn Salmonella (bệnh viêm dạ dày ruột). Cà chua xanh sống rất nguy hiểm vì chất độc Solanine, ăn xong có thể chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa.

- Mộc nhĩ trắng (ngân nhĩ, nấm tuyết) khi ngả vàng, kém tươi, không đàn hồi… là do nhiễm khuẩn flavobacterium, ăn vào dễ bị ngộ độc.

- Rong biển ngâm nước lạnh mà chuyển màu xanh tím than là đã bị nhiễm độc.

- Chè mốc uống phải nhẹ sẽ gây chóng mặt, tiêu chảy.

- Dưa cà muối chưa chín có thể có chất độc nitrite gây ung thư.



Những Thực Phẩm Chống Lại Ung Thư

Rau tươi là nguồn vitamin và muối khoáng quan trọng. Nhu cầu về vitamin và muối khoáng của con người được cung cấp qua bữa ăn hàng ngày qua rau tươi. Hầu hết các loại rau tươi thường dùng của nhân dân ta đều giàu vitamin nhất là vitamin A và C là những vitamin hầu như không có hoặc có chỉ có rất ít trong thức ăn động vật. Các chất khoáng trong rau tươi cũng rất quan trọng.

Trong rau có nhiều chất khoáng có tính kiềm như kali, canxi, magiê. Chúng giữ vai trò quan trọng trong cơ thể và cần thiết để duy trì kiềm toan. Trong cơ thể những chất này cho những gốc tự do cần thiết để trung hoà các sản phẩm axít do thức ăn hoặc do quá trình chuyển hoá tạo thành. Đặc biệt rau có nhiều kali ở dưới dạng kali cacbonat, muối kali của các axít hữu cơ và nhiều chất khác dễ tan trong nước và dịch tiêu hoá. Các muối kali làm giảm khả năng tích chứa nước của protid ở tổ chức, do đó có tác dụng lợi tiểu. Lượng magiê trong rau tươi cũng rất đáng chú ý, dao động từ 5-75mg%. Đặc biệt là các loại rau thơm, rau giền, rau đậu có nhiều magiê.

Nấm

Nấm rất giàu vitamin B và sắt. Nó cũng được biết đến có khả năng chống lại bệnh tiểu đường, ngăn ngừa các khối u, chống oxy hóa, chống dị ứng, chiến đấu cholesterol và tăng khả năng miễn dịch.

Bắp cải

Bắp cải là một loại rau làm cho bạn mạnh mẽ hơn và được xem là rau thuốc. Hợp chất Indole-3-carbinol có trong bắp cải ngăn chặn sự phát triển của bệnh ung thư vú. Indole-3-carbinol chuyển đổi các ảnh hưởng có hại của estrogen thành một hợp chất hữu ích.

Bông cải xanh

Sulforaphane có trong rau họ cải như bắp cải, súp lơ và bông cải xanh có thể chống ung thư. Hợp chất này giúp ngăn ngừa sự phát triển của khối u.

Súp lơ

Bên cạnh bắp cải, các loại rau họ cải khác là súp lơ là thực phẩm chiến đấu lại bệnh ung thư. Súp lơ có thể lại chống ung thư bàng quang, ung thư vú, ung thư ruột kết, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư buồng trứng. Súp lơ giúp cơ thể giải độc, nó là một chất chống oxy hóa và nó có đặc tính kháng viêm.

Cà rốt

Beta carotene và falcarinol được tìm thấy trong cà rốt giúp chống ung thư. Tiêu thụ cà rốt có thể chống lại các bệnh ung thư như: ung thư phổi, ung thư miệng, ung thư cổ họng, ung thư dạ dày, ung thư ruột, ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.

Khoai lang

Polyphenol chất chống oxy hóa axit caffeic và tri-caffeoylquinic acid có trong khoai lang giúp chống ung thư như ung thư phổi, ung thư mật, ung thư thận, ung thư gan và ung thư vú.

Bưởi

Bưởi được được biết có khả năng chống lại bệnh tiểu đường và thúc đẩy giải độc trên cơ thể. Nó cũng là một trong những thực phẩm chiến đấu lại ung thư đại tràng. Flavonoid trong bưởi làm chậm quá trình sản xuất ra tế bào ung thư.

Nho

Các nghiên cứu đã chứng minh nho là thực phẩm chiến đấu chống lại ung thư. Nhưng điều quan trọng cần lưu ý hạt nho chứa proanthocyanidins hóa chất giúp chống lại ung thư ruột kết, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú. Cà chua

Cà chua là một nguồn cung cấp vitamin A, C, và E và hợp chất chống ung thư là lycopene. Chất chống oxy hóa này giúp chống lại các gốc tự do và các tế bào ung thư. Vitamin C trong cà chua giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào có thể dẫn đến ung thư. Cà chua là thực phẩm tuyệt vời để chống lại ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư miệng, ung thư tuyến tụy và ung thư ruột kết.

Đu đủ

Đu đủ có chứa các hợp chất beta carotene và lycopene rất hiệu quả trong cuộc chiến chống các gốc tự do. Isothiocyanates từ đu đủ cũng bảo vệ các tế bào di căn thành ung thư. Do đó điều này làm cho đủ đủ trở thành “superfood” chống lại ung thư.

Cam và chanh

Những thực phẩm này có chứa limonene giúp tăng khả năng miễn dịch giết chết các tế bào ung thư. Cam và chanh là một cách tuyệt vời để chống lại các gốc tự do.

Hạt lanh

Hạt lanh có thể ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư. Hạt lanh giúp tránh được ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú. Tỏi

Tỏi có thể làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày, ung thư ruột kết, ung thư thực quản, ung thư tuyến tụy và ung thư vú.
Mâm xôi, dâu tây

Quả mâm xôi và dâu tây có chứa chất chống oxy hóa có thể chống lại tế bào ung thư đặc biệt là ung thư dạ dày, ung thư ruột kết và ung thư vú. Acid ellagic có trách nhiệm để ngăn ngừa ung thư da, bàng quang, phổi và thực quản.

Nghệ

Curcumin trong củ nghệ là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ làm chậm lại sự phát triển và lây lan của bệnh ung thư.

Trà xanh

Trà xanh có thể được dùng để tăng tốc độ trao đổi chất và giảm cân. Trà xanh cũng có thể ngăn chặn sự lây lan của bệnh ung thư.

Sản phẩm đậu nành

Một số chất có trong đậu nành có liên quan với việc giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú. Bên cạnh chống ung thư các sản phẩm đậu nành có thể giúp chống lại cholesterol xấu và huyết áp cao.

Dưa hấu

Lycopene có mặt trong cà chua cũng được tìm thấy trong dưa hấu. Lycopene là một hợp chất có thể chống ung thư.








Vai Trò Rau Tươi Trong Dinh Dưỡng

Thực phẩm có thành phần chứa nhiều nước là cách tốt nhất giúp quay ngược kim đồng hồ thời gian, mang lại sức sống mới cho làn da của bạn.

Rau củ quả là nguồn thực phẩm bổ dưỡng chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ… nên vừa có lợi cho sức khỏe, vừa giúp phòng chống bệnh tật. Hãy khám phá nguồn dinh dưỡng tuyệt vời của 10 loại rau củ được xem là bổ dưỡng nhất trong “thế giới” rau hiện nay.

Các loại rau tươi của nước ta rất phong phú. Nhìn chung ta có thẻ chia rau tươi thành nhiều nhóm: nhóm rau xanh như rau cải, rau muống, rau xà lách, rau cần...; nhóm rễ củ như cà rốt, củ cải, su hào, củ đậu...; nhóm cho quả như cà chua, cà bát, cà pháo, dưa chuột...; nhóm hành gồm các loại hành, tỏi,.v.v...

Trong ăn uống hàng ngày, rau tươi có vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy lượng protid và lipid trong rau tươi không đáng kể, nhưng chúng cung cấp cho cơ thể nhiều chất hoạt tính sinh học, đặc biệt là các muối khoáng có tính kiềm, các vitamin, các chất pectin và axit hữu cơ. Ngoài ra trong rau tươi còn có loại đường tan trong nước và chất xenluloza.

Rau tươi còn là nguồn chất sắt quan trọng. Sắt trong rau được cơ thể hấp thu tốt hơn sắt ở các hợp chất vô cơ. Các loại rau đậu, sà lách là nguồn mangan tốt. Tóm lại rau tươi có vai trò quan trọng trong dinh dưỡng; bữa ăn hàng ngày của chúng ta không thể thiếu rau. Điều quan trọng là phải đảm bảo rau sạch, không có vi khuẩn gây bệnh và các hoá chất độc nguy hiểm.

Chỉ cần ăn 2-3 bữa các loại rau cải mỗi tuần, bạn có thể an tâm tránh xa căn bệnh ung thư ruột kết. Nguyên nhân là vì trong quá trình chế biến, những loại rau này sản sinh một chất đặc biệt gọi tắt là AITC, có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư.

Phòng Chống Thiếu Vitamin

Vitamin A là một vi chất có vai trò quan trọng đặc biệt đối với trẻ nhỏ, gồm 4 vai trò chính như sau:
Tăng trưởng: Giúp trẻ lớn lên và phát triển bình thường. Thiếu Vitamin A trẻ sẽ chậm lớn, còi cọc.
Thị giác: Vitamin A có ai trò trong quá trình nhìn thấy của mắt, biểu hiện sớm của thiếu Vitamin A là giảm khả năng nhìn thấy lúc ánh sáng yếu (quáng gà).

Bảo vệ biểu mô: Vitamin A bảo vệ sự toàn vẹn của các biểu mô, giác mạc mắt, biểu mô da, niêm mạc khí quản, ruột non và các tuyến bài tiết. Khi thiết Vitamin A, biểu mô và niêm mạc bị tổn thương. Tổn thương ở giác mạc mắt dẫn đến hậu quả mù loà.
Miễn dịch: Vitamin A tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Thiếu Vitamin A làm giảm sức đề kháng với bệnh tật, dễ bị nhiễm trùng nặng đặc biệt là Sởi, Tiêu chảy và viêm đường Hô hấp dẫn tới tăng nguy cơ tử vong ở trẻ nhỏ.

Mới đây người ta còn phát hiện Vitamin A có khả năng làm tăng sức đề kháng với các bệnh nhiễm khuẩn, uốn ván, lao, sởi, phòng ngừa ung thư…

Nguyên nhân thiếu vitamin A

Có thể lấy Vitamin A từ thức ăn và được dự trữ chủ yếu ở gan. Thiếu Vitamin A chỉ xảy ra khi lượng Vitamin A ăn vào không đủ và Vitamin A dự trữ bị hết. Các nguyên nhân gây thiếu Vitamin A gồm:
Do ăn uống thiếu Vitamin A: Cơ thể không tự tổng hợp được Vitamin A mà phải lấy từ thức ăn, do vậy nguyên nhân chính gây thiếu Vitamin A là do chế độ ăn nghèo Vitamin A và Caroten (tiền Vitamin A). Nếu bữa ăn đủ Vitamin A nhưng lại thiếu đạm và dầu mỡ cũng làm giảm khả năng hấp thu và chuyển HOÁ VITAMIN A. Ở trẻ đang bú thì nguồn Vitamin A là sữa mẹ, nếu trong thời kỳ này mẹ ăn thiếu Vitamin A sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đứa trẻ.
Nhiễm trùng: Trẻ bị nhiễm trùng đặc biệt là lên sởi, viêm đường hô hấp, tiêu chảy và cả nhiễm giun đũa cũng gây thiếu Vitamin A.
Suy dinh dưỡng thường kéo theo thiếu Vitamin A vì cơ thể thiếu đạm để chuyển hoá Vitamin A.

Nhiễm trùng và suy dinh dưỡng làm hạn chế hấp thu, chuyển hoá Vitamin A đồng thời làm tăng nhu cầu sử dụng Vitamin A, ngược lại thiếu Vitamin A sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng và suy dinh dưỡng, như vậy sẽ tạo thành một vòng luẩn quẩn làm bệnh thêm trầm trọng dẫn đến nguy cơ tử vong cao.

http://tinhdau-thongdo.blogspot.com/


Phòng chống thiếu vitamin A như thế nào?

Bảo đảm ăn uống đầy đủ:

Thời kỳ mang thai và cho con bú bà mẹ cần ăn đủ chất, chú ý thức ăn giàu Vitamin A, caroten, đạm, dầu mỡ. Cho trẻ bú mẹ đủ thời gian và chú ý tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ.

Bảo đảm nuôi dưỡng trẻ từ khi ăn bổ sung, bữa ăn cần có đầy đủ chất dinh dưỡng và Vitamin A. Cần sử dụng nhiều loại thực phẩm khác nhau cho phong phú và đa dạng, chế biến hấp dẫn hợp khẩu vị sẽ góp phần làm tăng hấp thu. Chú ý các loại thực phẩm giảu Vitamin A và caroten như: Gan, trứng, sữa, cá, rau lá xanh thẫm, các loại quả có màu vàng, da cam. Bữa ăn cần cân đối và có đủ chất đạm và dầu mỡ giúp tăng hấp thu và chuyển hoá Vitamin A.

Không Nên Uống Trà Khi Dùng Thịt Dê

Thịt dê, thịt chó, thịt ngựa bạch vị ngọt, tính ấm, ích khí bổ hư, khai vị kiên lực, sinh cơ tráng dương, từ xưa tới nay vẫn được coi là loại thực phẩm bổ dương rất tốt. Thịt chó cũng vị ngọt, tính ấm, bổ trung ích khí, ấm thận trợ dương, tăng cường khả năng giữ ấm, chống lạnh. Trong "Bản thảo cương mục" nói rằng: Thịt chó có tác dụng "yên ngũ tạng, ấm lưng cật, bổ huyết mạch, ích thận bổ vị, tráng khí lực, bổ ngũ lao thất thương (bồi bổ ngũ tạng bị tổn thương), là một loại thức ăn tuyệt hảo về mùa đông. Tuy nhiên, sau khi ăn thịt dê hoặc thịt chó, bạn chớ nên uống trà ngay, nếu không sẽ bất lợi cho sức khỏe.

Bởi vì, trong thịt dê và thịt chó có chứa nhiều protein, còn trong lá chè có nhiều axít tannic. Nếu như sau khi ăn thịt dê hoặc thịt chó mà uống ngay trà thì axít tannnic trong lá chè kết hợp với protein trong thịt dê, thịt chó tạo thành một chất có tên tannalbin, chất này có tác dụng cầm giữ, làm cho nhu động ruột yếu đi, lượng nước trong phân cũng giảm hơn, khiến cho việc đi ngoài không được thông, thậm chí sinh ra táo bón. Như vậy, các chất độc và chất gây ra ung thư sẽ nằm lâu trong ruột, cơ thể phải hấp thu, gây nguy hại cho sức khỏe.

Chính vì vậy, sau khi ăn thịt dê hoặc thịt chó, bạn chớ nên uống trà ngay.

nước trà

Một số bệnh kỵ thịt dê

Ví dụ như chứng lở mồm long móng, loét lưỡi, đau mắt đỏ, miệng đắng, bực bội, yết hầu đau khô, đau nhức sưng chân răng hoặc người bị đau bụng đi ngoài đều kỵ ăn thịt dê.

Không nên ăn cùng với dấm

Vị chua của dấm có tác dụng thu co, không có lợi cho dương khí trong cơ thể phát tác, khi ăn cùng với dấm sẽ làm cho tác dụng giữ ấm cho cơ thể giảm đi rất nhiều.

Kỵ ăn cùng với dưa hấu

Sau khi ăn thịt dê ăn dưa hấu tráng miệng dễ “sang nguyên khí”. Điều này là do thịt dê vị ngọt tính nóng, còn dưa hấu tính hàn, thuộc thực phẩm lạnh, sau khi ăn vào không những giảm thấp tác dụng bổ dưỡng của thịt dê mà còn gây trở ngại cho tì vị, dạ dày.

Kỵ uống trà sau khi ăn thịt dê

Nước trà là “ khắc tinh” của thịt dê, đó là do hàm lượng protein trong thịt dê rất phong phú, còn trong trà lại hàm chứa khá nhiều chất acid tannic, khi ăn thịt dê uống trà sẽ sinh ra chất protein acid tannic, làm cho nhu động của đường ruột yếu hơn, đi ngoài lượng nước giảm đi, từ đó gây ra táo bón.

Không nên ăn cùng với bí đỏ

Dinh Dưỡng Từ Rau

Hàng ngày việc ăn hoa quả xem như là một việc nhỏ, song, thực tế lại có quan hệ mật thiết tới sức khoẻ con người. Nếu như theo quy luật sinh vật nhân học, với một thời gian phù hợp có tác dụng cho dưỡng sinh cơ thể thông qua việc ăn hoa quả. Nhiều người có thói quen cho rằng sau bữa ăn nên hoa quả sẽ có lợi cho tiêu hoá. Ðiều đó chưa đúng.

Những nhà nghiên cứu ở Ðài Loan cũng nghiên cứu về việc ăn hoa quả trưóc bữa ăn 1 giờ có lợi cho sức khoẻ, cho rằng: hoa quả thuộc dạng ăn sống. Sau khi ăn thức sống, ăn tiếp thức chín trong cơ thể sẽ không xảy ra phản ứng bạch tế bào ( tế bào trắng) tăng cao, như vậy có lợi cho vệc giữ gìn hệ thống miễn dịch , tăng cường được sức đề kháng bệnh, nhất là ung thư. Lý do là: nếu như ăn cơm no rồi mới ăn hoa quả thì lượng đường trong hoa quả không kịp hấp thụ vào hệ thống tiêu hoá. Cụ thể là đường ruột , sẽ lên men trong dạ dày, sinh ra axít dễ dẫn tới đầy bụng, tháo dạ. Cho nên ăn hoa quả trưóc bữa ăn một tiếng đồng hồ có lợi ích rất nhiều

dinh duong tu rau


Công dụng của rau muống theo y học cổ truyền:

Theo y học cổ truyền phương Đông, rau muống có vị ngọt, tính hơi lạnh (nấu chín thì giảm lạnh). Vào các kinh can, tâm, đại trường, tiểu trường. Công dụng thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, thông đại tiểu tiện, giải tất cả các chất độc xâm nhập vào cơ thể.

Rau muống có nhiều tính năng và tác dụng trong việc phòng và chữa bệnh. Xin giới thiệu một số công dụng cụ thể sau:

Thanh nhiệt giải độc mùa hè: Luộc rau muống đúng cách (nước sôi cho ít muối, để sôi lại mới cho rau vào đảo đều), bấm cuống thấy mềm, vớt ra rổ thưa, rải rời cho ráo nước. Chấm tương hoặc nước mắm chanh ớt ăn với cà pháo muối nén. Nước luộc để nguội vắt chanh. Đây là một món ăn bài thuốc dùng cho bà mẹ có thai thiếu sắt, bà mẹ đang trong thời kỳ cho con bú, người táo bón, tiểu đục, huyết áp cao, nhịp tim nhanh, phòng còi xương cho trẻ (lấy nước luộc rau muống nấu bột).

Thanh nhiệt, lương huyết, cầm máu, chữa tâm phiền, chảy máu mũi, lưỡi đỏ rêu vàng, khát nước mát, ù tai chóng mặt: Rau muống 150g, Cúc hoa 12g, nước vừa dùng, đun sôi lửa to 20 phút. Lọc lấy nước uống. Có thể cho thêm chút đường.

Đau đầu trong trường hợp huyết áp cao: Khi luộc rau muống cho thêm ít giấm (tuy nhiên không thể dùng thường xuyên, lâu dài để chữa bệnh cao huyết áp thay thuốc đặc hiệu).

Chứng kiết lỵ thường xảy ra vào mùa hè thu, ban đầu bị tiêu chảy do thấp nhiệt, sau chuyển sang kiết lỵ - phân có chất nhầy, màu đỏ trắng, đau thắt bụng. Lấy 400g cọng rau muống tươi, thêm một ít vỏ quýt khô để lâu (trần bì) nấu với nhiều nước, để lửa nhỏ trong vài giờ rồi uống.Đau dạ dày, nóng ruột, ợ chua, miệng khô đắng: Rau muống 20g, rau má 20g, rau sam 16g, cỏ mực 20g, vỏ quýt khô 12g. Tất cả sao qua, cho vào ấm, đổ 500ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống lúc đói.

Những trường hợp dùng rau muống phải thận trọng

- Huyết áp thấp; Huyết áp cao, nhịp tim chậm.

- Suy nhược nặng, hư hàn.

- Với vết thương, mụn nhọt đang trong quá trình lành, rau muống có thể làm sẹo lồi xấu.

- Đang uống thuốc Đông y, nếu ăn rau muống sẽ làm giã thuốc, nhất là khi trong thuốc có vị độc cần thiết để chữa bệnh (độc trị độc) và sẽ làm giảm hiệu quả điều trị.



Những Sai Lầm Về Dinh Dưỡng

Ăn nhiều đường thì bị tiểu đường? Không đúng. Chính khẩu phần giàu chất béo và năng lượng mới dẫn đến béo phì, nguy cơ lớn nhất gây ra tiểu đường type 2. Nguyên nhân chính xác của tiểu đường chưa được hiểu rõ, nhưng yếu tố di truyền, thừa cân và lười vận động đóng vai trò chính.

Bơ thực vật luôn tốt cho tim mạch hơn bơ động vật? Bơ thực vật (margarine) được làm từ dầu thực vật, không chứa cholesterol, lại có nhiều chất béo chưa no hơn bơ, nên dường như có lợi cho tim mạch. Nhưng không phải tất cả margarine đều tốt cho sức khỏe, một vài thứ thậm chí còn xấu hơn vì trong quá trình chế biến đã phát sinh những chất béo bất lợi. Nhìn chung, margarine càng cứng thì càng chứa nhiều chất béo bất lợi.

Dừa chứa nhiều cholesterol? Thực ra, dừa không chứa cholesterol; chất này chỉ có trong chất béo động vật. Dừa có nhiều chất béo phytosterol, được cho là làm giảm triệu chứng tiểu nhắt nhắt ở người phì đại tiền liệt tuyến, đồng thời giảm nguy cơ ung thư đại tràng. Tuy nhiên, việc dùng quá nhiều dừa cũng không có lợi cho sức khỏe vì nó có nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo no.

Dù không thích, bạn vẫn cố gắng uống nhiều cà phê vì nghĩ nó giúp giảm cân? Đừng chịu khổ một cách vô ích như vậy; nhiều nghiên cứu đã chứng minh ngay cả khi dùng 6 tách cà phê mỗi ngày, số năng lượng được "đốt" cũng không tăng thêm.

Cà phê có thể làm giảm cảm giác ăn ngon ở một số người, khiến họ ăn ít hơn, nhưng hiệu quả này không đủ lâu để dẫn đến giảm cân đáng kể. Cà phê là một chất lợi tiểu, có thể làm mất nước dẫn đến mất cân, nhưng đó chỉ là nước (một chất tối cần cho cơ thể mà nếu mất nhiều sẽ gây rối loạn) chứ không phải là mỡ. Nhìn chung, không có bằng chứng nào cho thấy cà phê làm giảm cân. Mặt khác, cà phê thường được dùng chung với đường, một chất gây tăng cân.

nhung sai lam ve dinh duong


Theo thống kê của cơ quan nghiên cứu ung thư Quốc Tế (IARC), năm 2008, trên thế giới có 12,7 triệu người mắc bệnh ung thư, 7,6 triệu người đã chết vì căn bệnh này. Chỉ tính riêng ở Việt Nam, trong năm 2008, cứ 100 000 người dân thì có 138,7 người mới mắc bệnh ung thư, trong đó có 101 người tử vong.

Phương pháp điều trị ung thư phổ biến hiện nay là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Các phương thức này có thể làm giảm sự tiến triển của khối u, nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người bệnh như sụt cân, chán ăn, mệt mỏi, suy giảm sức đề kháng, dễ mắc bệnh,…

Nên bổ sung cao ngựa bạch và nhiều thực phẩm dinh dưỡng khác. Để tránh những suy kiệt về sức khỏe của người bệnh trong thời gian điều trị ung thư, chế độ dinh dưỡng là một trong những vấn đề cần quan tâm hàng đầu. Theo GS- BS Nguyễn Chấn Hùng – chủ tịch hội Ung thư Việt Nam: một chế độ ăn đảm bảo các chất đạm, bột đường, chất béo, các vitamin, khoáng chất và nước, cùng với vận động, tập thể dục thể thao sẽ giúp cơ thể đủ chất dinh dưỡng và sức khỏe để chống lại ung thư chứ không phải “cung cấp thêm chất đạm” cho khối u như nhiều người vẫn lầm tưởng.




 

Tinh Dầu Thông Đỏ © 2012 | Designed by https://tinhdau-thongdo.blogspot.com/

Mỹ Phẩm Trị Mụn , My Pham Tri Mun, ThuonThuốc trị viêm xoang